| kikiyolovely Junior Member
| Sao chiếu mệnh : Cầm tinh : Tổng số bài gửi : 38 Age : 26 Đến từ : 1 noi khong co' su. doan` ke^t' cua ban. be` Nghề nghiệp/Sở thích : hoc sinh Tính cách : thich soi guong , nong' tinh', Tiền : 5826 Cảm ơn vì bài viết : 0 Registration date : 2009-10-15 | | Subject: hay~ hoc. cach' cha^n thuc Sun 08 Nov 2009, 06:03 | | | | | | | Mọi người ai cũng biết “nhân vô thập tòan”, không ai giỏi biết mọi sự. Ta không biết rõ quá khứ đã qua và tưong lai đang tới. Ta không biết rõ tình trạng hiện tại của cơ thể, tâm trí và tình cảm của chính ta. Tầm hiểu biết hữu hạn của ta khiến ta không bao giờ yên tâm về chính mình. Kinh nghiệm sống cho chúng ta một mớ kiến thức. Nhưng vì lười biếng, chúng ta hay chọn cái dễ tránh cái khó để làm. Mặc dù chúng ta biết cái dễ không có lợi bằng cái khó. Rồi viện dẫn đủ mọi lý do để bào chữa, nhất là sợ dư luận chê bai, nhột nhạt không dám làm những việc tốt lành đó. Dần dần ru ngủ ta trong chiều hướng tiêu cực và không dám đối diện với chính mình. Đó là thái độ tảng lờ, biết tốt nhưng lười biếng nhút nhát không dám làm. Lý do thâm sâu của thái độ tảng lờ là sự sợ sệt và lo lắng không ngừng vì thiếu sức mạnh nội tâm. Lo sợ là khí giới mãnh liệt của bản ngã. Bản ngã muốn tồn tại mãi trong ta, khiến ta chối bỏ sự thực và thích sống trong gian dối. Ta luôn luôn tìm cách che dấu tư tưởng và cảm nghĩ trung thực của mình, khiến cho tất cả những gì mình nói, nhìn, cảm nghĩ và hành động không còn chân thật nữa. Từ nhỏ ta đã được dạy phải biết “ đóng kịch” để sống an tòan và thành công. Trong lòng căm giận, nhưng ngòai mặt giả lả vui vẻ lấy lòng. Càng ngày càng đóng kịch tài tình hơn, đến nỗi ta không còn biết ta là ai nữa. Ta mất liên lạc với nội tâm. Đôi khi mệt mỏi quá, ta hồi tâm, biết đóng kịch vậy là dở, nhưng có quá nhiều áp lực chung quanh ta, khiến ta đành thúc thủ, không thể lắng nghe tiếng gọi của nội tâm để làm ngược lại được. Cứ như vậy cuộc sống của một “kịch sĩ” cứ tiếp diễn. Biết bao người muốn làm được như ta, đang ghen tỵ tranh dành với ta. Mọi người gỉa điếc làm ngơ, bất chấp thủ đọan, miễn sao thành công tiền bạc công danh vô ào ào là tốt. Nhưng rồi ta cảm thấy mệt mỏi, cô đơn, mất óc sáng tạo, mất ý nghĩa cuộc sống. Nhìn đâu chỉ thấy trống rỗng, tinh thần đau khổ, nội tâm dày vò. Ta không thể sống mãi thế này. Trong tuyệt vọng, ta thấy cần một sự thay đổi. Nhưng công việc còn đăng đăng tê tê, làm sao ta bỏ ngay để thay đổi được. Ta bày kế hõan binh. Thôi từ từ, xong việc về hưu rồi hẵng hay, lúc đó tu tỉnh lại cũng chưa muộn. Rồi ngựa quen đường cũ, chẳng có gì thay đổi cả. Phải lo cho đứa con út này ra trường và lập gia đình cái đã. Phải đào tạo người thay thế mình trong công ty không có nó sập mất thì uổng. Trong xã hội văn minh của khôn người khó, chen lấn tạo được cơ ngơi sự nghiệp như ta đang có khó lắm chứ. Phóng lao thì phải theo lao. Bây giờ mà buông ngay ra, nhỡ có bề nào làm lại cuộc đời thì cực kỳ khó khăn. Bản ngã của ta tìm đủ cách và tìm đủ lý do viện dẫn ngăn cản ta “buông bỏ”. Cảm giác luôn luôn thúc đẩy ta sống như cũ, đe dọa ta một tương lai bất ổn nếu ta thay đổi theo tiếng mời gọi chân thật của ý thức nội tâm. Nhưng dần dần, ta cũng ý thức đôi chút, dành chút ít thời gian tạo được chút công lực (positive force) như một lực đòn bẩy (momentum) giúp ta bỏ con đường “đời” đi vào con đường “đạo”. Từ bây giờ trở đi, ta sẽ bị giằng co giữa đạo và đời. Ta chưa đủ can đảm để xóa mờ cái bản ngã, vì nó ở với ta lâu lắm rồi, nó trở thành căn tính riêng biệt mà ta ưa chuộng từ trước tới nay. Tuy nhiên, những khó khăn thất bại mới xẩy đến lại là những cơ duyên may lành khiến ta quyết tâm theo đường đạo nhiều hơn. Thời điểm này rất khó khăn cho ta. Ta cứ tưởng ta sáng, nhưng thực ra ta vẫn còn rất mù mờ tối tăm, vì ta vẫn còn quanh quẩn muốn bảo vệ không muốn làm tổn thương đến bản ngã của ta. Nhưng đừng nản, ta hãy cố gắng lật màn u tối, nhìn rõ sự thực từ chân tâm, có như vậy mới tinh tiến trên con đường đạo. Có một câu chuyện cổ Tây Tạng kể: Một con chó già gặm cục xương lớn, gặm mãi thích quá cho đến khi lợi chảy máu, lại cảm thấy thơm tho đậm đà hơn, càng gặm máu càng chảy cho đến khi bệnh chết. Những thói quen hay tập khí có khi làm hại ta thê thảm, ta phải trả giá rất đắt, nhưng vì nguyên tắc, áo rách giữ lấy lề, mà ta phải hy sinh cả hạnh phúc cao quý nhất của ta. Nhưng như con chó già khư khư gặm xương, ta không đủ can đảm quăng bỏ những cái phù phiếm mà ta luôn luôn theo đuổi. Ta sợ học hỏi vì ta không muốn khôn lớn và phải gánh vác những trách nhiệm nặng nề hơn, vì càng biết nhiều càng khổ. Thôi cứ mũ ni che tai, tự biện hộ mình chỉ là người phàm đâu có phải là thánh nhân đâu mà phải hy sinh từ bỏ mọi sự. Hoặc có làm thì làm qua loa lấy lệ để lấy điểm với bạn bè gia đình xã hội thôi. Thí dụ, ta cũng lâu lâu đi chùa học ngồi tọa thiền. Thầy dậy khi tọa thiền thì phải tập buông lỏng, im lặng, yên tĩnh và định tâm. Nhưng ta ngồi nhúc nhích, tâm trí đi hoang, có khi còn ngủ gật. Ngồi tọa thiền như vậy một chục năm cũng không tăng tiến được gì hết. Gieo gió gặt bão. Nhân nào quả đó. Những gì ta làm ta nghĩ đều đưa đến hậu quả. Nếu không nghiêm chỉnh lắng nghe chân tâm để thay đổi thái độ và lối sống, sầu khổ, buồn nản và bối rối sẽ tiếp tục đến trong cuộc đời của ta. May thay, kinh nghiệm đau khổ này sẽ là ông thày tốt nhất dậy cho ta thức tỉnh. Dần dần ta không còn muốn thưởng thức những “thú đau thương” đó nữa. Lòng ta lắng dịu bớt bối rối, bớt lo sợ, bớt tiêu cực. Trái lại ta trở nên cố gắng tinh tiến hơn trong đường đạo, hành động ngay thẳng, tâm trí tự do thông thóang không đóng kịch. Thành tâm học hỏi và thực tập, nhưng phải biết lắng nghe chính mình, tích cực tìm cho mình một phương cách riêng. Đừng vội vã, cơ duyên sẽ đến với ta nếu ta hết sức tích cực luyện tập, không ngại khó khăn, và nhất là phải ngay thẳng. Nếu không ngay thẳng, có khi ta lại tự lừa dối mình, đi lại con đường tăm tối khi xưa với kết quả có khi còn đau khổ gấp bội. tho* Gian ngoan chẳng lọ thực thà Lừa người có lúc người ta lừa mình Tu tâm sáng suốt anh minh Vuợt qua khổ lụy tâm tình thêng thang | | | | |
|