A1 WEB
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.



 
PortalPortal  HomeHome  SearchSearch  Latest imagesLatest images  RegisterRegister  Log inLog in  

Tư liệu cho ngày 22/12View previous topic View next topic Go down
Author

Hartmut_Long
Hartmut_Long
Hiện:
Lớp phó-Root Admin
Lớp phó-Root Admin
MaleCapricornRat
Huy chương của bạn : Tư liệu cho ngày 22/12 27170154571
Male
Sao chiếu mệnh : Capricorn Cầm tinh : Rat
Tổng số bài gửi : 62
Age : 27
Đến từ : Wento
Nghề nghiệp/Sở thích : Pokemon Trainer
Tính cách : Hài hước
Tiền : 5991
Cảm ơn vì bài viết : 0
Registration date : 2008-10-09
PostSubject: Tư liệu cho ngày 22/12 Tư liệu cho ngày 22/12 I_icon_minitimeThu 03 Dec 2009, 01:40
LỜI NÓI ĐẦU

Những dữ liệu dưới đây là tư liệu sưu tầm được qua cuộc tham quan trực tiếp-gián tiếp tại BTTH Bình Định. 22/12 cũng đã đến gần, chúng ta cũng nên tìm hiểu chút ít về các anh hùng liệt sĩ chứ! Phải ko nào?

1- ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN NGUYỄN KIM

Nguyễn Kim được Quốc hội và Nhà nước ta phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang vào ngày 5.5.1965, là người được phong Anh hùng lực lượng vũ trang đầu tiên trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước ở Bình Định.

Nguyễn Kim sinh ngày 26.6.1935, trong một gia đình nông dân nghèo ở thôn Tấn Thạnh, xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn. Ngày 20.10.1960, Nguyễn Kim xin nhập ngũ vào lực lượng bộ đội địa phương

2- ANH HÙNG NGÔ MÂY

Ngô Mây – người anh hùng đánh bom cảm tử – là một nhân vật lịch sử nổi tiếng, đặc biệt đối với người dân Bình Định. Ngô Mây sinh năm 1924, quê ở xã Cát Khánh, huyện Phù Cát. Nhà nghèo, cha mất sớm, năm 1945 Ngô Mây cùng tham gia cướp chính quyền ở huyện lỵ. Tháng 7-1947, Ngô Mây từ biệt mẹ già nhập ngũ. Anh xung phong vào Tiểu đoàn 120, Đại đoàn 305. Ngô Mây hy sinh năm 1947. Tên của anh đã được đặt cho nhiều địa danh: Thị trấn Ngô Mây (Phù cát), phường Ngô Mây, đường Ngô Mây, trường THCS Ngô Mây (TP. Quy Nhơn)…

*Chiến công

Khi xe thiết giáp giặc nằm ngay trước mặt, giờ quyết định đã đến. Mây cởi đôi dép cao su và chiếc áo may ô còn lại trong người trao cho một đồng đội. Mây nói: “Tôi gửi lại cho anh em dùng vì những thứ này tôi không cần nữa! Tôi đi đây!”. Siết mạnh tay đồng đội, từ trong bụi rậm ở phía Tây đường trước sự ngơ ngác và khiếp đảm của lũ giặc Pháp, Ngô Mây như một mũi tên, bất ngờ lao ra, ôm bom 3 càng lao thẳng vào xe bọc thép giặc. Một tiếng nổ rung trời… Bọn giặc kinh hoàng vội vã tháo chạy. Một xe bọc thép, hai xe GMC và gần một trung đội lính Âu Phi trên xe, dưới đất bị tiêu diệt. Và Ngô Mây, người anh hùng quyết tử chỉ còn lại chiếc khăn quàng đỏ nằm vắt trên ngọn một cây cao. Năm ấy Ngô Mây vừa tròn 23 tuổi.

3- ANH HÙNG VÕ LAI

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tấm gương hy sinh của Anh hùng Võ Lai – người con trai đất Bình Khê (nay là huyện Tây Sơn), Đại đội phó thuộc Tiểu đoàn 52 bộ đội địa phương, khiến chúng tôi vô cùng cảm phục. 27 tuổi, Võ Lai đã tham gia 48 trận đánh, chiến đấu ngoan cường, thông minh táo bạo. Ngày 16.12.1965, đơn vị của anh hành quân đến xã Bình Thuận (nơi mới giải phóng) giúp dân củng cố cơ sở và xây dựng làng chiến đấu. Đến 5giờ30 phút ngày 18.12.1965 máy bay địch đến ném bom và bắn pháo dữ dội, quân Mỹ càn vào xã. Võ Lai vừa chỉ huy đơn vị chiếm lĩnh vị trí chiến đấu, vừa bắn máy bay, đánh chặn 5 đại đội lính Mỹ, trong làn đạn của địch, Võ Lai như một con thoi. Đại đội của anh đã tiêu diệt 376 tên Mỹ, bắn rơi 10 máy bay lên thẳng, giữ vững trận địa. Trong trận đánh với quân Nam Triều Tiên tại xã Bình An (4.1966), Võ Lai đã bình tĩnh, dũng cảm chỉ huy phân đội xuất kích diệt từng bộ phận địch. Tới 10 giờ anh bị thương ở cổ, máu ra nhiều, anh em định đưa anh về tuyến sau, nhưng anh kiên quyết ở lại chỉ huy trận đánh đến hơi thở cuối cùng.

4- ANH HÙNG NGUYỄN NIỆM

Trong những trang sử ở địa phương, tôi vẫn biết những trận đánh ở cứ điểm Đồi 10 vô cùng ác liệt. Đây là cứ điểm nằm ở địa phận xã Hoài Châu Bắc (Hoài Nhơn), sát quốc lộ 1A.Địch tập trung lực lượng lớn gồm xe tăng, bộ binh hòng tái chiếm điểm cao này. Suốt 3 ngày đêm, 3 chiến sĩ của ta đã kiên cường giữ vững trận địa, đánh trả quyết liệt, đẩy lùi các đợt tấn công của địch. Khi chiến đấu hết đạn, 3 chiến sĩ thống nhất kiên quyết không để địch bắt. Địch biết ta hết đạn, chúng tràn lên, 3 anh đã hiên ngang đứng lên hô to khẩu hiệu “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh!”, rồi ôm nhau bung lựu đạn, anh dũng hy sinh.

5- ANH HÙNG VŨ BẢO

Với hiện vật là chiếc mái chèo đơn sơ, người nghe được sống lại trong sự khốc liệt của cuộc chiến, ranh giới giữa cái sống và cái chết quả là mong manh, vậy mà người thiếu niên Vũ Bảo chỉ nghĩ đến đồng đội. Vũ Bảo (tên thật là Võ Văn Bảo), đội viên du kích mật, quê ở Cát Khánh – Phù Cát, hy sinh khi mới 14 tuổi trong một lần gấp rút chèo thuyền dưới làn đạn địch đưa cán bộ qua sông Vĩnh Lợi (2.7.1963) vượt vòng vây của địch

6- ANH HÙNG TRẦN THỊ KỶ

Trong không khí lắng đọng, chúng tôi lại được nghe tiếp những câu chuyện về những tấm gương chiến đấu anh dũng, bất khuất của các nữ chiến sĩ cách mạng như Trần Thị Kỷ - cán bộ giao liên, người con gái quê ở Nhơn Mỹ - An Nhơn, bị địch thiêu sống vào ngày 19.5.1965. Chị Trần Thị Dừa (Hoài Mỹ – Hoài Nhơn), tổ trưởng phụ nữ cơ sở mật, dù bị địch chôn sống, vẫn không để lộ cơ sở cách mạng…

7- ANH HÙNG TRẦN BÁ

Trong mặt trận lao tù, biết bao chiến sĩ đã anh dũng hy sinh để bảo toàn khí tiết cách mạng, mà đồng chí Trần Bá (quê Phước Long - Tuy Phước) - Chính ủy trung đoàn thuộc Cục Địch vận Tổng cục chính trị biệt phái làm Phó ban Binh vận miền - là tấm gương điển hình. Ông bị địch bắt tra tấn cực kỳ dã man, chúng đóng đinh vào 2 bàn tay và 10 ngón chân, buộc vào ô tô kéo. Mỗi ngày địch chỉ cho ông ăn vài thìa cơm, thậm chí 3-4 ngày liền chúng để ông nhịn đói và dụ dỗ. Thế nhưng trước sau ông vẫn giữ vững khí tiết cách mạng, liên tục dùng lời lẽ vạch mặt kẻ thù. Bị giam ở đâu ông cũng tổ chức cho anh em vượt ngục. Hành động kiên cường và tinh thần tiến công địch đến cùng của ông đã có tác dụng cổ vũ anh em trong tù kiên quyết đấu tranh. Trần Bá đấu tranh với địch cho đến hơi thở cuối cùng…

8- NHẬN XÉT CHÚT ÍT

Qua tham quan BTTH Bình Định, tôi hiểu thêm rằng, các anh hùng liệt sĩ năm xưa đều xuất thân từ những con người hết sức bình dị - họ có thể là học sinh hay những nông dân tay lấm chân bùn nên có lúc cũng đắn đo giữa sự sống và cái chết. Thế nhưng, vì độc lập tự do cho dân tộc chính là mục đích mà cả dân tộc Việt Nam, trong đó có họ, phải chiến đấu và sẵn sàng hy sinh bản thân mình với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, góp phần làm nên chiến thắng, mang lại độc lập tự do cho dân tộc hôm nay.




thanhtam
thanhtam
Hiện:
Lớp phó-Root Admin
Lớp phó-Root Admin
FemalePiscesBuffalo
Female
Sao chiếu mệnh : Pisces Cầm tinh : Buffalo
Tổng số bài gửi : 36
Age : 27
Nghề nghiệp/Sở thích : di du lich/ cam trai/da ngoai/ngam bien,nghe nhac
Tính cách : vui ve,
Tiền : 5642
Cảm ơn vì bài viết : 8
Registration date : 2009-09-26
PostSubject: Re: Tư liệu cho ngày 22/12 Tư liệu cho ngày 22/12 I_icon_minitimeThu 03 Dec 2009, 01:46
cảm ơn nhiều nha!!! Tư liệu cho ngày 22/12 Icon_smile

Tùng Lâm
Tùng Lâm
Hiện:
GOD Member
GOD Member
MalePiscesBuffalo
Male
Sao chiếu mệnh : Pisces Cầm tinh : Buffalo
Tổng số bài gửi : 1607
Age : 27
Đến từ : làng lá
Nghề nghiệp/Sở thích : học sinh/thích đủ thứ nhưng thích nhất là coi truyện tranh
Tính cách : vui vẻ
Tiền : 18965
Cảm ơn vì bài viết : 4
Registration date : 2009-10-16
PostSubject: Re: Tư liệu cho ngày 22/12 Tư liệu cho ngày 22/12 I_icon_minitimeMon 21 Dec 2009, 21:16
chu choa uổng quá vậy mà bữa trước tui không vô đây xem

Sponsored content
Hiện:

PostSubject: Re: Tư liệu cho ngày 22/12 Tư liệu cho ngày 22/12 I_icon_minitime

Message:

****************Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách****************
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

Tư liệu cho ngày 22/12-http://a1thcsleloi.niceboard.biz/t1057-tu-lieu-cho-ngay-22-12 Xin lỗi đã Spam , gửi cho bạn bè tin này dùm mình nha ( an tâm là không có virus đâu )
Tư liệu cho ngày 22/12View previous topic View next topic Back to top
Page 1 of 1

Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
A1 WEB :: 

Cộng đồng lớp A1

 :: 

Tổ4

-
A1 Web
Copyright ©2000-2010 by Forumotion.net
Style by Hartmut Long, domain by forumotion
Powered by phpBBulletin. VER phpBB2
Mọi ý kiến xin gửi về:longdqtt@gmail.com
A1 Web dùng tốt với trình duyệt Firefox, download tại Mozilla Firefox

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Forumotion.com